Tham quan kiến trúc của Quinta da Côrte – xưởng rượu porto lâu đời nhất xứ Bồ

[Trích từ tạp chí Cereal 18, có bán tại đây]

Quinta da Côrte trong thung lũng DOURO – cái nôi văn hoá rượu vang Porto

Tôi vừa thức dậy và kéo rèm cửa sổ ra thì quang cảnh của thung lũng Douro đập thẳng vào tầm nhìn làm tôi choáng ngợp. Những ngọn đồi hiện ra trong chiếc áo khoác nâu và xanh lục quen thuộc của nó. Những ngôi nhà màu trắng bằng đất nung lọt sâu trong lòng thung lũng, khi xung quanh con sông Douro trượt dài theo mặt phẳng gồ ghề của ngọn đồi.

Tôi bước ra khỏi căn phòng của mình đang trọ, vốn nằm bên trong một toà nhà phụ thấp. Bên ngoài, dọc theo tầm mắt của tôi là Quinta – trang trại rượu vang truyền thống của Bồ Đào Nha, và trải dài theo tận cùng tầm mắt, đi tới cuối những con đồi ngút ngàn mắt là những dãy vườn nho Quinta da Côrte – loại nho làm ra dòng rượu vang lâu đời bậc nhất Bồ Đào Nha. Những thửa ruộng bậc thang đan xen chất chồng, rồi khảm cả vào đá núi, giao hoà cùng những tia nắng ban mai. Tuần trước là đỉnh điểm mùa thu hoạch, vì thế bây giờ sân vườn vô cùng yên ắng.

Rượu Port hay còn gọi là vang Porto là dòng rượu vang tiêu chuẩn và đặc thù của xứ Bồ Đào Nha, vốn nổi tiếng toàn thế giới. Thung lũng Douro mà tôi đang đặt chân chính là nơi được UNESCO công nhận là một trong những nơi sản xuất rượu vang porto hàng đầu thế giới. Từ dòng porto ruby, đến dòng vintage và cả dòng tawny, tạo ra từ hàng trăm giống nho của vùng Douro. Quinta da Côrte – trang trại rượu vang mang tên gọi của một dòng nho nổi tiếng xứ Douro, là một cơ sở rượu vang nhỏ và lâu đời của vùng này. Được mua lại bởi ông Philippe Austruy vào năm 2013, Quinta da Côrte hiện nay thuộc chuỗi quản lý cùng ba vườn nho lớn khác ở Bordeaux, Provence và Tuscany. Ngoài dòng rượu nho truyền thống của Bồ Đào Nha được ủ trong các xưởng truyền thống, Quinta da Côrte ngày nay còn phát triển dòng vang đỏ trong các xưởng sản xuất hiện đại được xây dụng theo thiết kế của kiến trúc sư người Pháp Pierre Yovanovitch vào năm 2018.

Từ nơi chốn tôn vinh vẻ đẹp của nghệ thuật truyền thống

Tuyệt tác nghệ thuật mà Quinta da Côrte đang nắm giữ không phải chỉ là những dòng rượu vang porto ngon nhất thế giứoi mà còn là kiến trúc đặc sắc của xưởng rượu do kiến trúc sư Pierre thiết kế. Khi đi dọc theo sân thượng bằn đá rộng, tôi nhìn thấy khoảng vươn với những cây nho và ô liu hàng chục năm tuổi. hai toàn xưởng ủ rượu – một trắng bóng bẩy, một đỏ ấm ấp – một hiện đại, một cổ kính, tương phản và hoà hợp đập vào mắt tôi lần nữa. Tôi đẩy cánh cửa gỗ bước vào trong khu nhà xưởng cổ truyền. Gạch sành Bồ Đào Nha màu trắng xanh ốp dọc theo các bức tường và mặt ngoài của lò sưởi lớn mang hình thù kì dị. Một bộ sưu tập các đồ gốm kỳ lạ đặt dọc bức tường, còn những bóng đèn trang trí trên trần nhà thì tựa như một chùm bóng bay màu hồng rực rỡ. Đây là một phần trong phong cách của kiến trúc sư Pierre Yovanovitch. Ông đã hô biến một căn nhà cũ với những đồ vật từ thế kỷ 17 thành một nhà khách tinh tế.

Ban đầu, Pierre Yovanovitch chỉ được thuê tái cấu trúc lại phần xưởng, nhưng rồi vì quá yêu cầu toà nhà thế kỷ 17 này mà cuối cùng ông đã tham gia vào thiết kế toàn bộ, từ những con đường bên ngoài, phần sân gạch, đến hồ bơi phía xa ngọn đồi và phần toà nhà chính. Quinta da Côrte cũng chính là một trong ba dự án hợp tác giữa Pierre Yovanovitch và Philippe Austruy. hai dự án sau xưởng Quinta da Côrte là phòng trưng bày rượu vang Vignobles Austruy, và khu nhà riêng của Austruy ở Paris.

Cả hai đã phát triển được một niềm tin tuyệt đối, khi ngài Philippe Austruy tạo điều kiện cho Yovanovitch được tự do phát triển khả năng trong các dự án chung. Hai trong số các dự án thiết kế của nhà thiết kế Yovanovitch dành cho Austruy – La Patinoire Royale ở Brussels và Quinta da Côrte – được ghi lại trong cuốn sách chuyên đề đầu tiên của Yovanovitch, do Rizzoli xuất bản vào tháng 9 năm 2019.

 

Phong cách của Yovanovitch có thể được tìm thấy trong cả toà xưởng rộng lớn. Liền kề với nhà bếp là một thư viện nhỏ, ấm áp với màu sơn, đệm và trần nhà đều màu đỏ, trang trí bởi mặt nạ gỗ Celtic ấn tượng từ ngôi làng Lazarim gần đó trên tường. Căn phòng khách nơi tôi trọ lại thì được thiết kế với những bức tường trắng xóa, cửa gỗ sồi, tủ gỗ dẻ, sàn đất nung và tấm thảm Talsint những năm 1970 bằng len mềm, dày, biến không gian trở nên vô cùng giàu chất nghệ thuật. Không gian chính của công xưởng cũ được trang độc đáo bằng gạch ốp tường làm thủ công từ Aveiro, mỗi chiếc sử dụng một màu sắc và hoa văn khác nhau.

 

Ông Yovanovitch cho biết mình muốn tận dụng nét nguyên bản của trang trại nho cổ truyền. “Khi tới đây, tôi không hi vọng tìm thấy thứ gì hiện đại hay sạch sẽ quá trong một trang trại rượu nho kiểu truyền thống. Tôi muốn cảm nhận sự ấm áp của vật liệu, sự thân tình của bàn tay của những người thợ thủ công Bồ Đào Nha. Vì thế mà tôi quyết định dùng những vật liệu và bảng màu cổ truyền nhằm tôn vinh kiến trúc truyền thống của những ngôi nhà Bồ Đào Nha.”

Đến nét đẹp hiện đại của rượu vang

Tôi đi qua con đường lát gạch rợp bóng cây ô liu và những cây mận để đến khu xưởng rượu hiện đại. Toà nhà ba tầng với thiết kế so le nằm chễm chệ trên phía ngọn đồi. Đây là xưởng sản xuất sử dụng các máy móc và phương pháp tối tân nhất. Dù được bao bọc bởi sàn thép không rỉ, bên trong toà nhà vẫn có một không khí ấm áp bao trùm, có lẽ là do mùi rượu vang đang lên men tràn ngập. Bước vào trong ngay lập tức sẽ thấy tầng cao nhất của khu nhà. Phía trên đầu tôi là giếng trời với ánh sáng tràn ngập. Còn bên dưới là dãy cầu thang dẫn xuống hai tầng bên dưới. Sau vụ thu hoạch của tuần trước, những chùm nho sẽ được đưa vào một máy thép không gỉ lớn bên ngoài tầng cao nhất, tách và loại bỏ lá và cành cây trước khi đưa trái cây qua một lỗ trên mặt đất, đưa chúng xuống tòa nhà tầng dưới và vào thùng thép không gỉ, nơi quá trình lên men có thể bắt đầu.

Ở mọi giai đoạn, trọng lực được sử dụng thay cho máy bơm điện để giảm thiểu việc nghiền nát hoặc làm xáo trộn rượu, bởi vì việc xáo trộn sẽ ảnh hưởng đến hương vị cuối cùng của vang porto. Sau hai đến ba tuần lên men, rượu được dẫn xuống hầm và đổ vào thùng gỗ sồi để lão hóa. Ở đây, nhiệt độ không đổi 11 độ được duy trì và các bức tường dày ngăn chặn mọi rung động tiếp theo làm xáo trộn rượu vang.

Khi bước xuống tầng thấp phía dưới, không khí lạnh tràn tới. Từ điểm này nhìn lên trên, phần mái của khu xưởng cong cong, tựa như những mái vòm nàh thờ, cũng tựa như những ngọn đồi Douro nhấp nhô bên ngoài. Ông Yovanovitch nói rằng, khi thiết kế nhà xưởng này, ông đã danh kha khá thời gian trò chuyện với những người thợ làm rượu vang truyền thống. Họ nói công việc này với họ là một việc vô cùng thiên liêng, vì thế mà một thiết kế nhà xưởng vừa hiện đại vừa liên kết với tâm hồn xứ Douro đã ra đời.

Mục nhập này đã được đăng trong Creative. Đánh dấu trang permalink.