Một cuộc xâm lược chậm

Khi lực lượng Nhật Bản xâm chiếm Triều Tiên lần đầu tiên vào năm 1592, đợt quân đầu tiên lên đến hơn 150.000 người, di chuyển trên gần 1.000 chiếc tàu. Việc Đô đốc Yi Sun-sin đánh bại lực lượng Nhật Bản đã khiến Nhật rơi vào thế cô lập trong nhiều thế kỷ. Cuối thế kỷ XIX, Nhật quay trở lại và tiến hành một cuộc xâm lược hòa bình hơn – một cuộc thôn tính chậm rãi, thông qua ảnh hưởng từ bên ngoài, lợi dụng tình hình chính trị hỗn loạn và sự thối nát của hoàng gia. Nhật củng cố ảnh hưởng của họ ở Triều Tiên bằng cách đánh bại Trung Quốc và sau đó là Nga trong một loạt cuộc chiến quyết định ai sẽ là cường quốc thực sự của bán đảo.

Vụ ám sát Nữ hoàng Min của Triều Tiên bởi các đặc vụ Nhật Bản là hành động đầu tiên trong những hoạt động leo thang quân sự của lực lượng Nhật, dẫn đến việc Triều Tiên trở thành quốc gia bị Nhật Bản chính thức bảo hộ. Năm 1907, Vua Triều Tiên Gojong đã kêu gọi sự giúp sức từ các cường quốc phương Tây tại Hội nghị Hòa bình lần thứ hai ở The Hague, nhưng bị phớt lờ. Phái đoàn của ông được bí mật cử đi đã bị từ chối vì tính hợp pháp của nó. Một trong những phái viên đứng đầu của Triều Tiên, Yi Tjoune, đã tự sát để phản đối yêu cầu bồi thường vô lý từ phe thua cuộc lúc bấy giờ.

Ngày nay, dù chia làm hai đất nước, Bắc và Nam Triều Tiên vẫn cố gắng giữ vững và khôi phục những giá trị văn hoá truyền thống từng mất đi khi Nhật đô hộ.

 

Sau lời kêu gọi giúp đỡ không thành, Vua Gojong buộc phải thoái vị. Lệnh hạn chế sau đó đã được áp dụng đối với đứa con trai nhỏ của ông, người buộc phải chuyển giao quyền giám sát toàn bộ hệ thống luật pháp, tư pháp và quân sự của đất nước cho Nhật – cùng với việc thừa nhận toàn bộ quyền tối cao độc lập của họ. Vào thời điểm đó, Chính phủ Anh và Mỹ nắm giữ các thuộc địa lân cận ở Đông Á, và đã đồng lõa với Nhật trong việc thôn tính Triều Tiên. Anh, đồng minh với Nhật Bản từ năm 1902, hoàn toàn ủng hộ Nhật trong việc chiếm giữ Triều Tiên. Tổng thống Mỹ William Howard Taft đã thừa nhận việc quyền cai trị của Nhật để đảm bảo rằng Nhật sẽ không lấn chiếm Philippines – thuộc địa mới của Mỹ.

Chính quyền Nhật Bản đã đưa một số lượng lớn người Nhật đến Triều Tiên định cư, đồng thời cũng tước quyền công dân của nhiều người bản địa Triều Tiên – một số người trong số họ bị buộc phải trở thành nông dân hạng 2 – các tá điền. Các loại thuế nặng và lao động bắt buộc đã được áp dụng đối với tầng lớp cùng dân – những người đã bị trói buộc bởi nghèo đói vào cuối thời kỳ Joseon. Người Triều Tiên bị buộc nói tiếng Nhật và chấp nhận đổi sang họ Nhật Bản. Chính quyền cai trị không ủng hộ văn hóa địa phương của Triều Tiên.

Yu Gwan-sun

Phong trào đấu tranh giành độc lập lớn đầu tiên dưới sự thống trị của Nhật Bản là Sam-il, hay còn gọi là “Phong trào Ba-Một” – ám chỉ cuộc biểu tình đầu tiên vào ngày 1 tháng 3 năm 1919, với sự tham dự của một nhóm ba mươi ba người. Phong trào sinh viên biểu tình, như Yu Gwan-sun, học tại trường Trung học nữ Ewha (cơ sở giáo dục dành cho phụ nữ đầu tiên ở Triều Tiên hiện đại), đã lan truyền khắp địa phương và sự hưởng ứng lan ra nhanh chóng. Hơn hai triệu người đã tham gia vào hơn 1.500 cuộc biểu tình.

Vào ngày 1 tháng 4, Yu đã tổ chức cuộc biểu tình với 3.000 người tham gia, và phân phát quốc kỳ Triều Tiên. Quân đội đã nã súng vào nhóm biểu tình hoà bình không có vũ khí, giết chết mười chín người, bao gồm cả cha mẹ của Yu. Yu sau đó bị bắt và bị kết án năm năm tù. Cô đã được đề nghị một mức án nhẹ hơn nếu nhận tội và hợp tác với cảnh sát để tìm ra những cộng sự của mình. Nhưng cho dù bị tra tấn man rợ, cô vẫn từ chối. Ngày 28 tháng 9 năm 1920, Yu đã không thể chịu đựng sự đau đớn từ những vết thương do bị tra tấn, cô hi sinh. Năm ấy, cô mới mười bảy tuổi. Sau đó, cô trở thành một nhân vật tiêu biểu của Tổ quốc, được in hình trên tờ tiền 1.000 won, và là một nữ anh hùng của phong trào độc lập. Khi ở trong tù, lúc trước khi chết, cô đã viết bài thơ “Nhật Bản sẽ sụp đổ”:

“Ngay cả khi móng tay của tôi bị rách, mũi và tai của tôi bị xé toạc, và chân và cánh tay của tôi bị nghiền nát, nỗi đau thể xác này không thể so sánh với nỗi đau mất đất nước của tôi. … Sự hối hận duy nhất của tôi là không thể làm được nhiều hơn là cống hiến cuộc đời mình cho đất nước của mình.”

Mục nhập này đã được đăng trong Cultures. Đánh dấu trang permalink.