Công nghệ 4.0 và vai trò cầu nối cho những người yêu xa

[bài viết được trích từ Kinfolk 34, chủ đề Intimacy]

Trong bộ phim Her của Spike Jemony, cô người máy thông minh (do Scarlett Johanson lồng tiếng), có phân cảnh vì muốn có mối quan hệ xác thịt cùng người yêu Theodore, cô bèn nghĩ ra cách mướn một người phụ nữ bình thường thay cô làm “cơ thể” khi gần gũi với Theodore. Thế nhưng chỉ sau vài phút có nụ hôn cùng Isabella – cô gái người thường, Theodore đã dừng lại, vì cảm thấy “kì lạ”.

Với chúng ta ở hiện tại, có thể chuyện tình yêu robot – con người còn viễn tưởng, thế nhưng sự góp mặt của AI hay các phương tiên công nghệ cao trong các mối quan hệ yêu xa đã không còn mới mẻ. Dù bạn ở cách xa nhau, công nghệ giúp bạn vẫn có thể chạm vào đối phương. Chẳng hạn như chiếc máy ôm, với thiết kế như dáng người, cả hai có thể ôm và cảm nhận sự ghì chặt của đối phương cùng lúc qua kết nối cùng lúc. Còn nếu nhớ nhung tiếng tim đạp của người ấy khi nằm kế bên? Cũng có luôn sáng chế PillowTalk – một sản phẩm bao gồm gối nằm và một vòng tay chuyền tín hiệu mạch đập của người này đến sát bên tai người còn lại nhờ bộ phát trong gối. Còn có cả một thiết kế nhẫn đôi cho phép người yêu ở xa “rung nhẹ” ngón tay người thương mỗi khi nhớ nhung bằng kết nối giữ hai chiếc nhẫn.

Có rất ít nghiên cứu về những “haptic technology” – công nghệ cho phép truyền tải sự tiếp xúc trong hiện tại. Tuy nhiên, dù những lo ngại về sự quan hệ xác thịt của người và robot chưa được ghi nhận, thì những cỗ máy tình dục như búp bê tình dục cũng vẫn khiến xã hội lo ngại. Có những ghi nhận về tác động của công nghệ Haptic lên các mối quan hệ giữa người và người.

Tiến sĩ Markie Twist, giáo sư khoa nghiên cứu sự phát triển của con người tại Đại học Wisconsin-Stout, đồng thời cũng là tác giả của cuốn sách “Gia đình Internet: sự phát triển của công nghệ ảnh hưởng lên gia đình và các cặp đôi”, cho biết cũng tựa như trẻ con thường yêu thích những món đồ chơi vô tri, con người cũng phát triển những tình cảm sâu nặng dành cho những món đồ “không có khả năng trao trả tình cảm lại”. Thậm chí, người ta còn phải trải qua “separation anxiety” – Hội chứng lo lắng vì xa cách, vốn chỉ trải qua khi phải xa lìa người thân yêu nhất.

Câu hỏi hiện nay vẫn chưa phải là liệu máy móc có thay thế con người trong các quan hệ yêu đương hay không. Còn rất rất lâu người ta mới đi đến bước đó. Tuy nhiên hiện tại, người ta đã băn khoăn liệu con người có quá mê say những thứ máy móc vô tri mà bỏ qua những mối quan hệ người và người. Thay vì là cầu nối, liệu máy móc có trở thành một phần của mối quan hệ được không?

Trong thế giới của Spike Jonze, con người là vật thay thế giúp robot “tận hưởng” tình yêu. Còn trong thế giới hiện tại, liệu con người có phải chỉ là một “bình phong” trong mối quan hệ tay ba?