Morioka Shoten – nhà sách kỳ lạ chỉ bán mỗi lần một tựa sách

Tiệm sách một ấn phẩm

“Morioka Shoten” trong tiếng Nhật có ý nghĩa giản dị là Nhà Sách Morioka. Dù đơn giản là thế, đây lại là tên gọi chính xác cho cửa tiệm này – vì nơi đây chỉ bán đúng có sách. Và cũng phải nói thêm rằng, sách mà cửa hàng này bán, không phải nhiều loại, mà chỉ có đúng một đầu sách mỗi đợt.

Người mở ra tiệm sách này là ông Yoshiyuki Morioka. Ông nảy ra ý tưởng mở nhà sách một ấn bản này khi tình cờ đến một sự kiện ra mắt sách mới của nhà xuất bản, và nhận ra có rất nhiều người tìm đến chỉ vì một cuốn sách. “Dĩ nhiên nhà xuất bản thì bán được nhiều sách hơn. Nhưng tiệm của tôi cũng có doanh số khá cao. Độc giả và bản thân tác giả rất yêu thích những buổi gặp gỡ tổ chức khi sách được chọn bán”- ông Morioka cho biết.

“Tôi luôn có suy nghĩ, khi bạn cảm thấy hạnh phúc vì có một quyển sách trên tay, thì tất cả những quyển sách khác có vẻ không còn cần thiết nữa.”

Không gian giản dị bên trong tiệm sách.

Ý tưởng kinh doanh độc đáo

Với hàng trăm ngàn quyển sách được xuất bản mỗi năm, việc cần phải lựa chọn và quyết định các loại sách để lưu trữ thật sự là vấn đề gây “hoang mang” cho nhiều nhà sách độc lập và có size nhỏ. Thế nhưng Morioka Shoten đã tìm ra cách để giải quyết vấn đề hết sức độc đáo bằng việc chọn chú trọng vào duy nhất một tựa sách ở mỗi thời điểm.

Chân dung ổng chủ tiệm “điên rồ” Yoshiyuki Morioka

Vốn nằm trong khu mua sắm sang trọng và sấm uất bật nhất Ginza – Tokyo, ý định này của ông chủ Yoshiyuki không khỏi khiến nhiều người cảm thấy ông “điên rồ”. Nhưng Yoshiyuki Morioka là một người có kinh nghiệm buôn bán nhiều năm. Và ông biết rõ mình cần làm gì.

Ông Yoshiyuki Morioka trước cửa tiệm trong một đợt trưng bày sách về thủ công mỹ nghệ.

Khai trương từ tháng 5/2015, tới nay nhà sách Morioka vẫn duy trì chủ trương bán duy nhất một loại sách trong tiệm. Tựa sách được thay đổi mỗi tuần. Đầu tựa sách cũng rất đa dạng, từ tiểu thuyết trinh thám True Deceiver của nhà văn Phần Lan Tove Jansson, đến truyện cổ tích của Hans Christian Andersen.

Đọc sách – cần chất hơn lượng

Mỗi tuần, tiệm chỉ chọn bán đúng một đầu sách.

 

Trước khi mở tiệm sách Morioka Shoten, ông Yoshiyuki điều hành một nhà sách khác tại khu Kayabacho trong 10 năm. “Tiệm cũ có hơn 200 đầu sách, chủ yếu về chứng khoán. Có đôi lần khi tổ chức ra mắt sách, tôi nhận ra người ta tìm đến vì mỗi cuốn sách mới khá nhiều. Thế là tôi nghĩ, tại sao không bán chỉ một loại sách trong một lần, vậy thì nhà sách sẽ được quản lý dễ dàng hơn?”

Bước vào trang sách

Điều khiến Morioka Shoten trở nên ấn tượng không chỉ là ý tưởng kinh doanh độc đáo, mà còn bởi vì quy cách bán hàng của tiệm. Mỗi khi bán một đầu sách mới, cửa tiệm sẽ biến không gian thành nơi triễn lãm của chính quyển sách đó. Thí dụ, khi bán một loại sách về hoa, tiệm Morioka Shoten sẽ trưng bày chính những loại hoa bên trong quyển sách đó. Ngoài ra, ông chủ Yoshiyuki còn yêu cầu tác giả và biên tập viên phải có mặt tại tiệm càng nhiều càng tốt. “Tôi muốn biến những trang sách 2D thành những trải nghiệm chân thực tựa như không gian 3D vậy. Tôi muốn độc giả thực sự bước-vào-trong-cuốn-sách” – ông chủ Yoshiyuki chia sẻ.

Một không gian triển lãm sách đã tổ chức.

Kết nối người và sách

Ông Yoshiyuki cho biết, giấc mơ của ông là có thể giúp người đọc xây dựng một mối liên kết chặt chẽ với quyẻn sách mà họ đọc. Khái niệm này của ông dường như chiếm được cảm tình của rất nhiều độc giả. Chỉ với một tựa sách mỗi tuần, nhưng trong năm 2015, ông chủ đã bán ra được 2100 cuốn sách.

Dù thị trường sách điên tử ngày một nở rợ và được ưa chuộng, ông Yoshiyuki vẫn tin rằng những cuốn sách giấy không chỉ là một loại công cụ, mà hơn cả là một biểu tượng, một sự giao tiếp tinh thần. Những đầu sách khác nổi bật mà tiệm đã bán ra gồm có bao gồm Tsukiyo To Megane (Đêm trăng và kính) của Mimei Ogawa, Karachi No Moto (Nguồn gốc hình hài) của Akito Akagi, Bộ sưu tập ảnh các loại thực vật của Koichi Uchida, Takejiro Hasegawa và Karl Blossfeldt.

Nếu tò mò về tiệm sách này, bạn có thể ghé qua khi đi du lịch Tokyo.

Địa chỉ của tiệm tại: 1-28-15 Ginza, Chuo-ku, Tokyo
Điện thoại: 03-3535-5020
Giờ mở cửa từ 1pm đến 8pm từ thứ 3 đến Chủ Nhật