Cơn sốt mùa hè mang tên Dâu Tây

(Trích “Ich bin ein Berryliner”, tạp chí Monocle 145)

Một nét văn hoá mùa hè

Ở phía bên kia nửa vòng trái đất của chúng ta, Sophia Shakhatreh đang chuẩn bị một ngày mới tại quận Steglitz thuộc thành phố Berlin. Cô mang tấm bảng đen ra và ghi chú danh mục những sản phẩm có bán tại quầy hàng hôm nay. Rồi quay sang chất đống hộp thuỷ tinh đựng mứt dâu ra kệ, chỉnh lại khay đựng tiền thối, trang trí chúng thêm xinh xẻo với mấy hòn đá sơn hình dâu tây.

Trong kho phía sau, hàng của ngày hôm nay vừa được giao tới, 59 khay vuông đầy đặn những quả đỏ đỏ tròn trịa mọng nước. Mỗi khay nặng gần 6,5kg, và thế là hôm nay Sophia có 180kg để tiêu thụ. Vậy còn những khay còn lại từ hôm qua đâu? Sophia bật cười trước câu hỏi: thông thường chỉ tới giờ ăn trưa là chẳng còn lại gì. Đúng vậy, quầy hàng nhỏ của Sophia là một trong 100 quầy hàng bán dâu tây tại thành phố Berlin.

Món ăn phố truyền thống

Vào cuối tháng 6 đầu tháng 7, dân tình sẽ kéo nhau tới “càn quét” những quầy bán dâu tây tươi mới như của Sophie – một quầy hàng thuộc công ty gia đình Karls Erdbeerhof. Những quầy di động bán dây tây của nhà Karls sẽ đánh dấu thời điểm cuối xuân đầu hè khi xuất hiện chễm chệ nổi bật trên các con phố. Ở vùng này của nước Đức, vụ thu hoạch dâu tây đã trở thành nét văn hoá được người dân yêu thích. Sự yêu thích này lớn tới nỗi, đủ để công ty nhà Karls xây hẳn 5 công viên giải trí có chủ đề dâu tây, với đầy đủ tàu lượn siêu tốc hình bụi berry, những con linh vật hình dâu tây nhảy nhót và những tượng đài giỏ dâu tây khổng lồ. Cơn sốt dâu tây lan rộng với những quầy hàng khắp phố phường.

Lúc khai trương hồi giữa tháng 5, Sophia đã choáng váng bởi sự phấn khích của khách  mua hàng. Karls không phải nông trại dâu tây duy nhất tại Berlin,  nhưng lại là trang trại có quy mô lớn nhất. Thành lập vào năm 1921, nhưng mãi đến năm 1933 thì công ty mới chính thức thành lập tại Rostock, vùng duyên hải Baltic. 7000 tấn dâu tây được tiêu thụ mỗi năm qua 420 gian hàng ở miền bắc nước Đức, với 300 gian hàng tập tuần tại Berlin.

Thiết kế đặc trưng của các quầy hàng nhà Karl được lấy cảm hứng từ các quầy thức ăn di dộng ở giải quần vợt Wimbledon của Anh. Karl-Heinz Dahl – cha của người sáng lập – người vốn là thợ đóng thuyền, đã tự đóng 15 quầy di dộng đầu tiên, nơi gia đình ông bán cây dâu tây giống. Dù đa số người mau đều nhận xét rằng đám dâu tây đều nhau tăm tắp thì vẫn có những người ưa lự chọn. Người khách trẻ tuổi yêu cầu cô chủ quầy lự giúp anh những trái “hoàn hảo nhất”, trong khi một người phụ nữ luống tuổi có vẻ là khách quen bước tới và cười tươi với Sophia để mua 1kg dâu tây. “Bọn trẻ con nhà tôi nói dâu ở đây ngon như đám dâu mà bà ngoại chúng hay gửi sang từ vườn ở Ontario, Canada.” Và như những cách hay ho mà dân địa phương hay nhận ra nhau, dù trông người phụ nữ này rõ ràng có nét hồn hậu tươi vui của người dân Canada – thứ hơi khó tìm được ở dân Đức, nhưng xét theo khía cạnh cuồng nhiệt với món dâu tây, người ta có thể kết luận người phụ nữa này là dân Berlin đúng điệu!

Mục nhập này đã được đăng trong Cultures. Đánh dấu trang permalink.